Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Chế tạo sạc ắc quy xe máy từ những thứ có sẵn.

Xe nhà tự nhiên hết bình, để cả tuần, sang nay định tháo bình mang qua thợ sạc chợt nhớ nhà đang còn mấy món đồ có thể chế được sạc ắc quy từ điện nhà 220v
Nhà còn :
Một cục sạc 3 pha dành cho Atilla
Có 6 dây:
3 dây vào (dây vàng)
3 day ra ( đỏ, xanh, đen ):
dây đỏ là cực dương
dây xanh cực âm
dây đen đo bình đầy ngắt sạc
Một cục sạc cho máy tính laptop
Cách đấu:
Từ 2 cục này đấu như sau :
Dây đỏ (+) từ cục sạc laptop đầu vào một dây vàng của cục sạc 3 pha atilla
Dây đen(-) từ sạc laptop đấu vào dây vàng còn lại của cục sạc 3 pha atilla
Dư 1 sợ dây vàng để trống chả sao.
Từ cục sạc 3 pha Attila :
Dây đỏ và dây đen đấu vào cực dương của bình điện (+)
Dây xanh đấu vào cực âm bình điện (-)
Cấp nguồn cho cục sạc laptop thế là ta có 1 bộ sạc ac quy  xe máy tại nhà phù hợp bình từ 7 - 10 A.
Mình làm tại nhà mình
 Trần Anh.


Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Sao ta lặng im !

2h45 ! Sao ta lặng im !
Bên nhau làm gì khi những trái đắng vẫn giấu trong tim
Từng ngày trôi qua ta trong lặng im
Bên nhau mà sao chỉ thấy buốt giá
Thêm những xót xa
Mà thời gian vô tâm giết tình ta.
Chắc bởi vì người đã hết yêu
Hết yêu em rồi!


Chán !

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Phượt.Những kỉ niệm sẽ như thế này đây !


Nếu bạn chưa trải nghiệm một chuyến du lịch bụi thì video này mình tặng các bạn như là 1 món quà, nhưng nếu bạn đã từng trải nghiệm phượt thì video này chỉ mới là khởi điểm cho những gì bạn sẽ cảm nhận, sẽ gặp trên cung đường phượt.
Trần Anh.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

14 năm - Tôi trở thành con người khác

Chia tay thị trấn Sông Cầu, Phú Yên và năm 1998 với hành trang là tấm vé vớt vào lớp TH40 Công nghệ Thông tin - Một trong 5 lớp của Đại Học Bách Khoa Hà Nội đào tạo tại Đại Học Thủy Sản ( nay là Đại học Nha Trang ) .
Chẳng có gì ngoài kiến thức không ra sao của những năm phổ thông, tôi học , cố gắng học và làm quen với môi trường mới. 
Những năm 98 - 2000 máy tính và mạng internet là những thứ rất xa xỉ, má đã phải bán 1 lô đất để mua cho tôi chiếc máy tính đầu tiên. Một năm mày mò học hỏi từ Internet tại nhà, mình biết thêm nhiều thứ kiến thức đủ có thể đi làm. Kiến thức có nhiều loại, tốt có, xấu có, mình có khi Chát MIRC, HSSV cả đêm bằng những tài khoản Internet Chùa.
Cuối năm 2001 mình bắt đầu kiếm việc bằng cách lắp máy tính cho bạn bè, sau đó là làm thêm với công việc Burn CD , DVD thời điểm đó mình có thể kiếm 100.000 / ngày. 
Giới thiệu cho thằng bạn thân làm chủ tiệm CD/DVD chuyên bán CD cho Tây với giá Siêu lợi nhuận 24k/CD  vì lý do lúc này mình không có tiền để góp vốn.
Cố gắng không ngừng trong học hỏi về kĩ thuật sửa chữa máy tính đã giúp mình một công việc ổn định hơn, cùng bắt đầu với công ty tin học TQC, 2002-2005 thời gian mà mình vừa học đại học và vừa làm trưởng phòng KT cho công ty TQC. Mối quan hệ trong công việc giúp mình rất nhiều, vì sửa chữa dc nhiều bệnh máy tính mà các công ty khác không làm dc, bọn mình đã có rất nhiều khách hàng và kiếm dc khá nhiều tiền. Mình vẫn là người làm thuê. Bao nhiêu tiền làm ra đều không dành dụm dc, ăn nhậu, chơi bời. Năm 2003 nỗ lực của mình đã dc đền đáp khi mình tốt nghiệp xong Đại Học, bao nhiêu mơ ước tiếp theo của một thằng trẻ mới ra trường, rất nhiều hoài bão, bạn bè thì di chuyển vào Sài Gòn khá nhiều, mình tiếc những mối quan hệ đã có tại Nha Trang, quyết ở lại Nha Trang lập nghiệp. 
2004, mình đăng kí học Đại Học ngoại ngữ , văn bằng hai, nghĩ rằng , Ngoại ngữ không bao giờ thừa, sau này đó là sự lựa chọn thông minh. 
Thời điểm này mình nghiên cứu nhiều về website, các kiến thức để phát triển website cũng như TMĐT, 2005  nhờ uy tín của sếp TQC mình tham gia một dự án nhỏ về TMĐT của Hội doanh nghiệp trẻ Khánh Hòa, những năm đó mình đã làm dc những gian hàng như trang MB24 đình đám vừa rồi.Từ cơ duyên này mình có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với Lãnh đạo của Khánh Hòa. 
2006 Trong một buổi bảo vệ trước các Lãnh Đạo Sở BCVT Khánh Hòa, giám đốc Nguyễn Kim Hòa đã để mắt tới mình, ơn trời, mình vào nhà nước từ cơ duyên này mà không tốn một đồng. Chú Hòa bảo : Cháu về Sở BCVT làm dc không ??? Nếu dc thì nộp hồ sơ chú nhận. Mình suy nghĩ mất 1 tuần, sau đó mình nộp hồ sơ. 
Công tác tại phòng CNTT Sở BCVT giúp mình hình dung được cơ chế nhà nước như thế nào ??? Nếu làm doanh nghiệp thì phải sao ??? 
Cùng thời gian này mình quen người yêu và có lẽ sẽ cưới trong 2007.
2006 mình học xong bằng 2 Đại học Ngoại Ngữ 
2007 mình thi công chức lần 1, rớt , lần 2 thiếu điểm, nhưng may mắn là Ba mẹ của Bạn mình đã giúp mình chuyển về công tác tại Chi cục QLTT Khánh Hòa. 6 năm làm tại đây đã để cho mình nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, trong xã hội, trong quan hệ. Mình cũng đã xây dựng cho riêng mình hai phần mềm có khả năng triển khai kiếm tiền trong tương lai.
2007 em gái mình, Hoàng Anh cũng đã vào Đại học được 2 năm, mình muốn làm kiếm thêm tiền và có cho nó tí tiền. 
Vay ông anh 20tr với lãi suất 4% tháng mình cùng 2 thằng bạn mở MOVIE BOOMS một tiệm chuyên bán phần mềm và Phim. Thời gian đầu hoạt động tương đối hiệu quả. Em gái mình có đồng ra đồng vào, nhưng hình như số mình nó không cho mình loay hoay như thế, híc rồi cũng đến ngày giải tán tiệm đĩa khoảng cuối năm 2009. 
cùng trong năm 2007, nhóm bạn thân rủ mở công ty tin học, chuyên bán Laptop cũ, mới và sữa chữa máy tính laptop, đây là ý tưởng của Nguyễn Tùng, rất mới và rất Quyết Tâm 4 bạn trẻ góp ngay tiền và mở Công ty TNHH Đại Hùng với số vốn góp 175 tr. Số tiền tương đối lớn lúc đó, sau 1,5 năm quyết tâm cuối cùng Công ty Đại Hùng cũng ra đi với sự mất mát tình bạn nghiêm trọng. 
2008, quyết định làm một cái gì đó mới mẻ, mình cùng em gái thành lập tiếp công ty CP Truyền Thông ATV 
Thời gian này mình thi đầu vào Cao Học CNTT của trường BK Hà Nội ( hình như mình có duyên với trường này ) .
Vừa học, vừa làm nhà nước, vừa phụ em gái điều hành ATV, bọn mình cũng gặt hái dc khá nhiều thành công, tiền bỏ vào công ty khá nhiều, chính xác cả tiền túi và tiền lấy mỡ nó rán nó, chừng 700 tr . Nhưng đâu có gì dễ dàng. 2010, nhà bán, mặt bằng văn phòng chưa hết khấu hao phải chuyển chỗ, kinh tế khủng hoảng, lĩnh vực website cạnh tranh khốc liệt, bọn mình âm tiền 200tr. Em gái mình quyết tạm dừng ATV và đầu quân cho VCCOPR ở mảng mua chung. 
2011, Mình còn hăng máu trong kinh doanh thế là Ale hấp mở Nhà Hàng, Nhà hàng Bến Phố sang tay, mình làm chung với Ninh, cô bé chơi rất thân với mình. bắt đầu từ tháng tư mình làm kéo dài tới 2/9, ngày nào cũng thế, ban ngày ở cơ quan QLTT, chiều lại làm ông chủ Nhà Hàng, say xỉn tới 11h. Hì oải quá. bất đồng quan điểm khiến mình không tham gia Nhà Hàng nữa. Lần này nghỉ mà không mất tình bạn như lần trức. 
2012, Mình học xong cao học,  kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu. Mình vẫn đặt niềm tin vào công ty  ATV. 
Ah. Ngành không bị ảnh hưởng khủng hoảng là giáo dục, giờ đây mình trở thành giảng viên. Mình hy vọng sẽ gắn bó nghiệp giảng viên tới cuối con đường. Mẹ rất thích mình đi dạy.
Tạm thời như thế : Mình thành con người khác xưa nhiều lắm đúng không ???? ???? chắc là vậy.
Tốt nhiều như cái xấu cũng nhiều giờ không biết nên nói hết cái xấu hay không ????!!!!


   

12:12 ngày 12 tháng 12 năm 2012

Một ngày đáng nhớ, dễ nhớ và là ngày và tháng và năm trùng nhau cuối cùng của thiên niên kỷ. Nếu thời trẻ trai thích làm điều gì kỉ niệm thì giờ cảm giác đó mất đâu rồi.
Trần Anh(St)

Văn hóa Bắc Âu ( Na Uy )

Văn hóa thiết lập quan hệ
Người Na Uy khá thực dụng, họ không thích những mối quan hệ trung gian. Nếu bạn thực sự muốn thiết lập quan hệ thì hãy chủ động tìm kiếm và liên hệ trực tiếp với họ.
Người Na Uy chỉ đồng ý hẹn gặp khi biết mục tiêu, đối tượng và chủ đề sẽ được trao đổi. Bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm lý bị từ chối nếu không nói rõ cho họ biết cuộc gặp đó nhằm mục đích gì, ai sẽ tham gia và các nội dung nào sẽ được trao đổi. Thời điểm đặt cuộc hẹn cũng rất quan trọng, người Na Uy thường xếp lịch cho tuần sau vào sáng Thứ Sáu, 9-11 giờ sáng Thứ Sáu là thời điểm lý tưởng để đặt cuộc hẹn. Nếu thực sự quan tâm, đối tác Na Uy sẽ hỏi rất kỹ về địa điểm hẹn gặp, đường đi, tài liệu cần thiết, khoảng thời gian gặp gỡ, yêu cầu về trang phục ...
Người Na Uy rất đúng giờ. Theo quan niệm của họ, đúng giờ có nghĩa là đến sớm khoảng 5 phút, nếu đến quá sớm họ sẽ chờ ở ngoài và ngược lại nếu không thể đến đúng hẹn, họ sẽ gọi điện, giải thích rõ lý do và nói chính xác lúc nào có thể tới nơi. Họ sẽ đánh giá thấp những đối tác đến muộn mà không có sự báo trước và không nói rõ lý do.
Chào hỏi làm quen rất đơn giản và không cần theo một nghi thức cố định nào. Một cái bắt tay, ánh mắt và nụ cười đã là đủ để bắt đầu câu chuyện làm ăn. Trong giao tiếp, họ thường đứng cách người khác một khoảng bằng một cánh tay. Trừ những đối tác đã quá thân quen, việc tiếp cận gần hơn khoảng cách này có thể gây ra sự bất tiện và căng thẳng. Họ cũng không thích có nhiều động chạm cơ thể như ôm hôn như các nước Tây Âu khác, điều này nhiều khi bị diễn giải thành “đối tác Na Uy lạnh lùng, kiêu căng hoặc thiếu thiện chí hợp tác”.
Giống như các nền văn hóa Bắc Âu và Bắc Mỹ khác, người Na Uy thường sử dụng hành vi nhìn sâu vào mắt từng người ngay trong lần gặp đầu tiên. Hành vi này thường làm cho các đối tác Châu Á (quen với ánh mắt thân thiện và kín đáo) bối rối và diễn giải rằng đối tác Na Uy có ý thô lỗ thậm chí thù địch.
Người Na Uy dành thời gian để giới thiệu bản thân và đọc đúng tên họ của đối tác nhưng ngay sau đó chỉ dùng các từ "Herr" (Mr/ông) hoặc "Fru" (Mrs/bà) kèm theo họ của người đó trong xưng hô. Lối tư duy của người Na Uy bị ảnh hưởng nhiều bởi "Luật Jante”, là luật giả tưởng nhưng được mọi người rất tín mộ. Luật Jante dạy cho mọi người phải giữ đức khiêm tốn và khiêm nhường. Vì vậy, người Na Uy không thích chỉ trích người khác hay ba hoa về tài sản hoặc thành công của mình. Trong bước đầu gây ấn tượng, bạn cần tránh hành vi tự kiêu hoặc phô trương bản thân. Việc khoe khoang mối quan hệ với những nhân vật quan trọng sẽ có nhiều khả năng gây phản cảm cho đối tác Na Uy.
Văn hóa hợp tác
Người Na Uy sẵn sàng trao đổi công việc kinh doanh ngay trong cuộc gặp đầu tiên, đây là một điểm khác biệt so với các nền văn hóa Châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông. Họ không thích vòng vo, sử dụng ngôn ngữ gián tiếp theo kiểu ném đá dò đường mà đi thẳng vào vấn đề, những chuyện tán gẫu ngoài lề không được coi là phần quan trọng của cuộc gặp. Họ cũng sẵn sàng chia sẻ ngay ý tưởng và cảm xúc bản thân. Bạn đừng bất ngờ và buồn khi nghe họ nói rằng ý tưởng hợp tác bạn đề xuất không làm cho họ thích thú.
Người Na Uy có phần cứng nhắc khi bắt đầu cuộc họp bằng việc khăng khăng thống nhất cách thức và các “luật lệ” sẽ áp dụng trong quá trình trao đổi. Họ cũng bám theo mục tiêu hai bên đã trao đổi từ lúc hẹn gặp và sẽ nhắc nhở đối tác quay trở lại chủ đề chính khi thấy rằng câu chuyện hai bên trao đổi đang đi theo một hướng khác.
Người Na Uy có xu hướng nhỏ nhẹ và ít nói so với người Nam Âu, họ chăm chú lắng nghe và mong được lắng nghe. Ngắt lời người khác bị coi là hành vi thiếu lịch sự, đối tác Na Uy sẽ phát cáu nếu cứ tiếp tục bị ngắt lời trong quá trình thảo luận. Việc bỏ ra ngoài khi chưa hết thời gian hoặc mục tiêu chưa đạt được sẽ bị coi là thiếu lịch sự. Những yếu tố là gián đoạn cuộc trao đổi như tiếng chuông điện thoại, công việc riêng của phía đối tác (như nhân viên chen ngang vào xin trình ký …) thường làm cho họ cảm thấy rất khó chịu.
Người Na Uy từng bước tìm hiểu về đối tác trong quá trình diễn tiến của câu chuyện. Họ đánh giá đối tác dựa trên năng lực cá nhân và khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định thay vì chức danh của người đối diện. Chính vì vậy, một điểm thú vị là không cần thiết phải xưng hô chức danh trong quan hệ hợp tác với người Na Uy.
Quy trình ra quyết định có sự phân quyền khá mạnh trong các doanh nghiệp Na Uy. Tuy vậy, với một quyết định liên quan đến nhiều nguồn lực và với thời gian dài, ví dụ thay thế một nhà cung cấp, tài trợ cho một dự án lớn … sẽ được trình lên xin ý kiến cấp trên. Trong trường hợp này, cấp dưới có trách nhiệm giải trình và thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch của mình và cam kết trách nhiệm đối với kế hoạch đó. Quản lý cấp trên tôn trọng đề xuất của cấp dưới phụ trách và thường chấp thuận đề xuất của họ. Vì vậy, khi thiết lập mối quan hệ hợp tác với các công ty Na Uy, việc tìm hiểu ai được quyết định cái gì là rất quan trọng và không nhất thiết phải gặp người có vị trí cao nhất trong doanh nghiệp đối tác.
Văn hóa doanh nghiệp Na Uy dựa trên nguyên tắc cơ hội bình đẳng. Vị thế quyền lực được khẳng định thông qua hiệu suất công việc thực tế. Mặc dù thứ bậc vẫn tồn tại trong các doanh nghiệp Na Uy nhưng nó không được phô ra một cách công khai. Những quản lý cấp cao ít khi tự phô trương chức vụ mà chỉ có thể nhận ra họ thông qua những dấu hiệu như có thư ký riêng, có văn phòng nhìn ra khoảng không gian mở khung cảnh đẹp, đồ nội thất văn phòng được làm bằng gỗ đắt tiền ... Trong suy nghĩ của người Na Uy, chức vụ cao không quá quan trọng mà chỉ là sự ghi nhận và nhắc nhở về sự nỗ lực không ngừng để còn xứng đáng với vị trí đó.
Đối với người Na Uy, thư giãn và nghỉ ngơi cũng quan trọng tương đương với công việc. Họ không thích dính líu vào bất kỳ công việc gì từ chiều Thứ Sáu đến hết ngày Chủ Nhật. Cuối tuần là thời gian vứt bỏ mọi nghĩa vụ kinh doanh và bạn đừng ngạc nhiên khi gọi điện không có người nghe, email “khẩn” nhưng cũng không được trả lời trước 9 giờ sáng Thứ Hai tuần sau. Chính vì điều này, đối tác Na Uy bị nhiều người cho là “quân bình chủ nghĩa”.
Văn hóa thương lượng
Trong thương lượng, người Na Uy có biểu hiện hành vi tương đối thụ động. Họ ít sử dụng các động tác bàn tay, cánh tay và nét mặt trong suốt quá trình thương lượng. Các đối tác có kinh nghiệm kinh doanh với nền văn hóa Nam Âu, Bắc Mỹ hoặc Mỹ Latinh dễ diễn giải các dấu hiệu phi ngôn ngữ này là biểu hiện của sự không quan tâm đến vấn đề đang thảo luận.
Na Uy được biết đến với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, họ cũng là những khách hàng rất khó tính. Họ chỉ sẵn sàng trả tiền cho những gì có chất lượng. Cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp cho thị trường Na uy thường rất khắc nghiệt. Người Na Uy là những người thận trọng trong khi mua và họ dành khá nhiều thời gian để lựa chọn nhà cung cấp. Các doanh nghiệp Na Uy cũng sẵn sàng chuyển sang nhà cung cấp khác để có được những mặt hàng mới với giá tốt hơn.
Người Na Uy có tư duy phân tích tốt, họ tập trung lắng nghe khi đối tác trình bày các sự kiện thực tế, lợi ích và hiệu quả của đề xuất. Họ đánh giá rất cao những đối tác trung thực chỉ ra những điểm yếu/bất lợi có thể xảy ra trong hợp tác. Tư duy hệ thống giúp họ suy diễn khá chính xác những hệ quả của chương trình hợp tác. Họ cũng đủ thông minh để nhận ra những dấu hiệu thổi phồng hoặc nói quá sự thật của đối tác trong các bài trình bày. Sự hài hước trong quá trình thương lượng không được khuyến khích nhiều như trong các nền văn hóa khác.
Người Na Uy không dành nhiều thời gian cho hoạt động thương lượng. Các cuộc thương lượng chỉ được kéo dài khi có những điểm quan trọng còn chưa được làm rõ hay mọi thứ bị đảo lộn. Nên tránh thủ thuật "nói thách” – chào với giá cao sau đó giảm dần. Thay vào đó nên chào một mức giá chắc chắn và thực tế ngay từ đầu thì cơ hội thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Do việc xác định mục tiêu cuối cùng của thương lượng là các quyết định, người Na Uy sẽ rất nỗ lực để tìm ra người thực sự có quyền quyết định trong hợp tác. Các bên tham gia thương lượng được kỳ vọng là sẽ dồn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cụ thể bằng việc ra được quyết định.
Thỏa thuận bằng văn bản là căn cứ tối hậu khi có sự bất đồng nảy sinh trong quá trình hợp tác. Người Na Uy có thể phản ứng một cách tiêu cực nếu đối tác quốc tế ỷ vào mối quan hệ giữa hai bên để thương lượng lại các điều khoản sau khi hợp đồng đã được ký kết, đây là cách thức một số nước Châu Á hay vận dụng. Đồng thời, người Na Uy có thể phát cáu đối với những nhà thương lượng kiểu Mỹ, cứ kè kè một luật sư ở bên cạnh bàn đàm phán. Đối với các thương gia Na Uy, tốt hơn hết là trao đổi, làm rõ các quyền, trách nhiệm của từng bên và chuyển cho cố vấn pháp lý xem xét lại mọi điều khoản trước khi đặt bút ký.
Lịch trình thực hiện và hạn chót hoàn thành từng công việc là điều người Na Uy rất quan tâm. Độ tín nhiệm của đối tác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ sau 2 lần không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ cam kết.
Không nên, trực tiếp hoặc gián tiếp, có hành vi nào mà người Na Uy cho là hối lộ. Người Na Uy và các nước Bắc Âu khác luôn đứng đầu trong bảng danh mục các nền văn hóa kinh doanh liêm chính và không tham nhũng. Quà tặng từ phía đối tác Na Uy thường là những đồ vật nhỏ “làm thủ công - hand made”, được lựa chọn và đóng gói rất cẩn thận. Giá trị tài chính có thể rất thấp nhưng sẽ là một biểu tượng đặc trưng văn hóa Na Uy.
Văn hóa xã giao
Người Na Uy thường tổ chức các bữa ăn trưa hoặc ăn tối để chiêu đãi khách, gặp gỡ và ăn uống ngay sau giờ làm việc là việc người Na Uy không ưu tiên. Các cuộc gặp kết hợp ăn trưa có khi được tổ chức tại văn phòng với sự chuẩn bị khá đơn giản, có thể chỉ bao gồm bánh sanwich chay. Mời đối tác ăn tối tại nhà là việc bình thường, bạn có thể mang theo bạn trai, bạn gái đi cùng nhưng cần báo trước cho chủ nhà. Họ sẽ sắp xếp ghế ngồi với số lượng chính xác với số người đăng ký đến dự. Mang theo hoa, sô cô la hoặc rượu được xem là lịch sự.
Ngay cả đối với các bữa tối tại nhà, vấn đề giờ giấc vẫn là một yêu cầu ngặt nghèo đến cứng nhắc. Khi tới nơi, bạn hãy đứng đợi ngoài cửa cho chủ nhà ra đón. Bạn đừng mong sẽ được dạo quanh ngôi nhà của họ, khoảng không gian dành cho bạn chỉ là khu vực được chuẩn bị để đón khách. Không nên bắt đầu ăn trước khi được chủ nhà mời mọi người. Trong bữa ăn tối, chủ nhà là người chủ động đề cập đến vấn đề kinh doanh.
Khách từ các nước Đông Á nên nhớ rằng không nên ra về ngay sau khi ăn, điều này bị coi là bất lịch sự. Sau khi ăn nên ngồi lại thảo luận về các chủ đề như sở thích, chính trị, du lịch và thể thao, đặc biệt là các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết. Người Na Uy cũng rất tự hào về thiên nhiên và lịch sử đất nước của họ.
(Trần Anh) St.

Norwegian Wood - The Beatles



I once had a girl, or should I say, she once had me... 
She showed me her room, isn't it good, norwegian wood? 

She asked me to stay and she told me to sit anywhere, 
So I looked around and I noticed there wasn't a chair. 

I sat on a rug, biding my time, drinking her wine. 
We talked until two and then she said, "It's time for bed" 

She told me she worked in the morning and started to laugh. 
I told her I didn't and crawled off to sleep in the bath 

And when I awoke, I was alone, this bird had flown 
So I lit a fire, isn't it good, norwegian wood.

 
Bài hát nổi tiếng theo sau khi tác giả người Nhật Murakami Haruki đặt tưa cho quyển tiểu thuyết tình yêu của ông : ノルウェイの森, Noruwei no mori dịch tiếng Việt Nam : Rừng NaUy. 
Tóm tắt : nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Toru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
Trần Anh.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Kỉ niệm

Gần 1 tháng, mình không đi đâu, thực tình chân tay ngứa ngáy. Biết làm sao bây giờ, cuối năm công việc khó khăn. Nhớ lại 1 ngày hoành tráng trong năm. 
Chuyến đi với 33 mem, ghé thăm Vịnh Xuân Đài.