Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

N 360 - Mua ngay kẻo hết hàng.



Lịch sử hình thành và phát triển dòng xe Honda n360 Xe Honda N360 là một loại xe nhỏ, được thiết kế và chế tạo bởi hãng Honda –  được sản xuất từ tháng 03 năm 1967 đến năm 1970, trong khi người anh em phân khối lớn hơn N600 cáo chung 03 năm sau đó. Kể từ tháng 01 năm 1970, xe N360 đổi kiểu dáng thành NIII360 và được tiếp tục sản xuất đến năm 1972. Chiếc xe với đặc trưng dẫn động bánh trước và động cơ được làm mát bằng gió có dung tích 354 cc, công suất 31 mã lực(23 kW), 02 máy - cũng được dùng ở dòng xe Honda Vamos.
Chiếc xe hơi mui kín 02 cửa với phong cách nguyên thủy, với một phiên bản tải nhẹ 2 cửa được gọi là LN360 ra đời vào tháng 07 năm đầu tiên. Và động cơ được nâng cấp lên 36 hp (27 kW) vào tháng 10 năm 1968 với phiên bản N360 T. Động cơ 402 ccđược sử dụng ở phiên bản N400.
Hãng Honda trang bị cho phiên bản N360AT vào năm 1968 là xe nhỏ đầu tiên sử dụng hộp số tự động.
Dòng N600 được phát triển cùng dòng N360 với mục tiêu xuất khẩu sang thị tường Mỹ và Châu Âu, nơi có yêu cầu tốc độ cao hơn tại các xa lộ. Chỉ 07 tháng sau khi lăn bánh thử nghiệm chiếc N360, Tạp chí Motor của người Anh đã thử nghiệm một chiếc Honda N600 vào tháng 11 năm 1968. Họ đã báo cáo rằng tốc độ của nó đạt 77.1 mph (124.1 km/h) và có thể tăng tốc từ 0-60 mph (97 km/h) trong 19 giây. Và tổng tiêu thụ nhiên liệu được ghi nhận để chạy 36.3 dặm là một gallon Anh (7.78 L/100 km). Giá xe ở Anh là vào khoảng £589 đã bao gồm thuế cùng thời điểm này giá bán lẻ của chiếc MiniCooper 850 là £561. Các người tham gia thử nghiệm rất ấn tượng về các thể hiện từ một chiếc xe Honda 600cc nhưng thấy nó “rất ồn khi chạy lâu”. Họ tìm thấy ở chiếc Honda là sự dễ dàng để lái và đậu, cũng như trang bị khác khá tốt. Màn trình diễn đã đưa chiếc xe đạt gần đến cấp cao của hầu hết các tiêu chí, cho thấy sức mạnh về tỷ trọng. Chiếc xe nhanh hơn 8 km/h so với 116 km/h với chiếc N360 vào tháng 5 năm 1968 được ghi nhận bởi tạp chí đối thủ Autocar và nhanh hơn 10s để chiếc N360đạt đến tốc độ 60mph (97 km/h) là 29.3 giây. Phù hợp với hoạt động chậm hơn của nó, N360 tăng thêm 3 dặm cho mỗi gallon (Anh) nhiên liệu, tiêu thụ trung bình 1 gallon (Anh) cho 39,4 dặm (7.17 L/100 km).
Dòng N600 được giới thiệu tại Mỹ với các phiên bản 1969 cũng như 1970, và đây là ô tô Honda đầu tiên được chính thức nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đó là công nghệ tiên tiến trong thời gian này, với động cơ hợp kim có thể đạt tới 9000 vòng/phút. Công suất động cơ 36–45 mã lực (27–34 kW) và dòng N600 có khả năng đạt 81 mph (130 km/h). Nó có hiệu suất đáng ngạc nhiên bởi vì trọng lượng nhẹ của nó (khoảng 550 kg/1100 pounds), do kích thước nhỏ gọn và một số bộ phận làm bằng nhựa (như cốp xe). Các hệ thống phanh đầu tiên rất yếu, mặc dù có đĩa phía trước và trợ lực.
Đến năm 1972 dòng xe này được ngừng bán tại Mỹ, cũng như đối với dòng thể thao Honda Z600 (hoặc Z-Act, tuỳ thuộc vào quốc gia), sau khi đã bán được khoảng 25.000 chiếc. Thế hệ đầu tiên của Honda Civic thay thế những chiếc xe loại nhỏ này nhằm phù hợp hơn với hệ thống liên bang Mỹ. Honda N360/N600
Còn được gọi là Honda LN360,Honda NIII360,Honda N400,Honda Scamp(Aus)
Sản xuất 1967-1972
Dòng Xe nhỏ (2-cửa)
Dòng kế tục Honda Civic
Máy 354cc làm mát bằng không khí,402cc I2; 599 cc I2
Truyền động Hộp số 04 số
Khoảng cách hai trục bánh 78,2 in (1.986,3 mm)
Chiều dài 118 in (2.997,2 mm)
Chiều rộng 51 in (1.295,4 mm)
Chiều cao 53 in (1346.2 mm) 53 in (1.346,2 mm)
Trọng lượng 1.119 lb (508 kg)
Các dòng liên quan Honda Life, Honda TN360 , Honda Vamos, Honda Z360/Z600






Còn đây là  chú n360 có quốc tịch Việt Nam:
Xe này BS 52M 0924
Đồng sở hữu của GaMoGaMo và Ech_Dauto
Hiện đang nằm tại Phường 11 – Quận Bình Thạnh
Xe còn zin 90%, máy móc ngon lành.

Xe này BS 51L 3532, giá 30Tr (bao sang tên giá 40Tr).
Xem xe tại Viện Tim TPHCM (đường Nguyễn Tri Phương – Q.10)

Xe này BS 52N 1317, Giá 50Tr.
Xem xe tại Garage dưới chân cầu Sài Gòn, đối diện khu du lịch Tân Cảng (Bình Thạnh)

Xe này BS 52N 5281, Giá 60Tr.
Chủ xe là anh Long, khu vực đường Tên Lửa (Đường 17) – Quận 6.
Xe còn ít đồ zin.

Xe này BS 52N 8367, chủ xe không bán.
Chủ xe là chú Liêm, khu vực đường Tên Lửa (Đường 19) – Quận 6.
Xe còn nhiều đồ zin.

Xe này BS 52M 5201, chủ xe không bán.
Xem xe tại Hội Quán Xe cổ – Quận 9.
Xe không còn nhiều đồ zin.

Xe này BS 52S 9374, giá 41Tr.
Nằm tại đường Kha Vạn Cân – Thủ Đức
Xe không nhiều đồ zin

Xe này BS 52N 2111, giá 52Tr và anh Hoàn đã bán đi Trà Vinh (Không biết khi nào về SG lại, mình cũng thích con này)

Xe này là n600, của bác MinhRau đang nằm tại garage bên đường Phạm Hùng

Xe này BS 53M 4403, giá bán 50Tr.
Đang nằm tại ngôi chùa đối diện nhà 66 Nguyễn Thượng Hiền-Gò Vấp (Chú Ba chủ nhà này là chủ xe luôn).
Xe cũng nát lắm.

Xe đồng nát (máy nằm đất luôn), giá 18Tr.
Xem xe tại Hội Quán Xe Cổ – Quận 9
Đang khoái tậu 1 em.


Điều bất ngờ. Suy nghĩ và Suy nghĩ.

"Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Chuẩn bị đi Bidoup - Klonglanh

Đã chuẩn bị đồ dùng cá nhân theo danh sách :
1. Balo
2. Lều 
3. Túi ngủ 
4. Đèn Pin (2 cây )
5. Bình đựng nước 
6. Túi nước
7.Dao 
8. Đồ y tế 
9. Đồ vệ sinh cá nhân 
10. Quần áo đi rừng 
11. GPS 
12. Pin 
13. Túi chống nước cho điện thoại 
14. Thẻ đa năng 
15. Quẹt Gas 
16. Ít túi nilon 
17. Găng tay 
18. Giày đi rừng 
Và vẫn đang nghiện cứu nên đem thêm những gì cần thiết, chuyến này là trải nghiệm 3 ngày trong rừng sâu và 25km đi bộ VQG BiDoup về VQG Phước Bình(Phan Rang). 
Đầu tuần mới - mọi thứ thuận buồm, xuôi gió.


Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Lang thang Vĩnh Hy - đi hết Ninh Thuận (11,12,13-11/2011 )

Chuyến này gồm 17 thành viên :
1. Lavekings (Nha Trang)
2. Knighthawk
3. Chuagiahamvui
4. SVC
5. Hà
6. Ngua_rom
7. Cuti
8. Honeybee63
9. dung07041974
10. Nguyên Hương
11. phantom.assassin2
12. Ms Diễm (Bạn P.Anh)
13. ong lai do
14. Ms Linh
15. Phù Thủy
16. Mr Thông
17. Mr Tựu
Cả đoàn lên đường lúc XXX giờ tại Sài Phố, riêng tôi ở Nha Trang nên phải đi đi xe riêng ( bà con đừng hiểu lầm là ô tô riêng mà là đi riêng 1 mình ). Đang ngủ ngon giấc nồng 11h đêm ngày 11 tháng 11 năm 2011 thằng cha Dũng call bảo bọn em lên xe rồi, làm mình không tài nào ngủ lại dc. Thế là trằn trọc đến hơn 4h sáng, lò do ra bến xe, lên xe thẳng tiến Phan Rang, đến Phan Rang gặp mặt mọi người lúc 7h15 sáng ngày 12. Cả đoàn lúc này đã ăn sáng xong, đang chờ mình, do nhà xe chạy chậm chứ mình có muốn vậy đâu mấy bạn thông cảm nhé.

Hành trang cho chuyến đi, mới mua tùm lum đồ.
Theo lịch trình cả đoàn quyết định đi Đầm Thị Nại, nằm phía hướng bắc của TP Phan Rang, ai cũng háo hức,tuy nhiên địa điểm đầu tiên không như mong đợi ,đầm đã bị đìa tôm cheo khuất các góc chụp đẹp.

Phươt nữ của cả đoàn làm dáng trước đầm Nại, còn đẹp hơn cả đầm
Tiếp tục di chuyển về Vĩnh Hy, điểm chính của cả hành trình, chắc do đi đường mệt nên trên đường từ Vĩnh Hy đến chợ Khánh Hải mua đồ ăn, mọi người tranh thủ ngủ :

Chợ Khánh Hải lúc 8h30 sáng, khá đông khách, tuy nhiên lượng hải sản tươi không nhiều, chúng tôi mua được ghẹ, mực, tôm, đóng thùng.

Định chơi món này, nhưng thấy cái bảng ớn ngay.
Thím và mợ đang đi mua nước
Được cả đoàn tin tưởng giao phó thùng Hải sản.
Chúng tôi tiếp tục di chuyển về vườn quốc gia Núi Chúa :
Thực ra điểm cũng là Vĩnh Hy chỉ có địa danh là khác do Vĩnh Hy nằm phía đông của vườn quốc gia.
Cả đoàn đi ngang qua khi vực vườn Quốc gia núi chúa lúc nào không hay, đây :
Hỏi thăm người dân VĨnh Hy thì họ cũng chỉ biết đây là vườn quốc gia Núi Chúa chứ có biết tham quan vườn bằng cách nào đâu. Sau này nghe anh Bình ( người của công ty cho thuê tầu) bảo phải xin phép kiểm lâm để đi và đó cũng sẽ là 1 chuyến đi hành xác riêng.
Khi hỏi đoừng, đoàn mình thấy có con xe máy của người dân Vĩnh Hy còn nguyên khóa trong xe .
Sài gòn là nó bye mất tiêu rồi
Đoàn tới Vĩnh Hy bằng con dốc ngoàng 10%, nhìn toàn cảnh Vĩnh Hy ai cũngh Ồ lên.
12h cà nhà di chuyển trong cái nắng, nóng về phía Suối lồ ô, con suối có nguồi từ núi Chúa chảy ra vịnh Vĩnh Hy, ấn tượng nhất là chiếc cầu treo vượt suối :

Quán nước với cô chủ quán vui vẻ, tốt bụng :

Chúng tôi thuê võng : 5000/ cái , dùng cho việc ngủ trưa dưới bóng cây rừng, và dòng suối mát :

Nước không trong, nhưng chắc 1 điều là rất mát, dùng bữa trưa và tắm :


Vinh Vĩnh Hy nhìn từ đường lên Suối Lồ Ô

Bữa trưa với Bánh Mì, Thịt hộp và Rượu Sachu Hàn Cuốc. 15h cả đoàn tiếp tục di chuyển về Bến Tàu Đáy kính sau khi bổ sung lương khô : 1 lít Đế, 20 gói mì tôm, 1 thùng nước 20 lít và 1 em Gà 1,8 kg.

Nơi đón tiếp đoàn của dân địa Phương.
THeo dự kiến ban đầu sẽ cắm trại tại Bãi Bà Điên nhưng hiện tại đang trong thời gian xây dựng, chúng tôi chỉ có thể nghỉ ở Bãi Cóc, cả đoàn tham quan toàn cảnh Vịnh Vĩnh Hy, Ngắm San Hô, Lăn Biển, Tắm Biển

Mũi Cá Heo

Bãi Bà Điên

Bãi Cóc

Hòn gì không biết

Nơi tắm và săn bắt Hái lượm.
Buổi tối sau vụ tắm trên bè, thay đồ trong nhà kho của các chi em nữ, và việc rao tìm quần lạc, kiếm lạc quần của A Sơn, và KÍNH của Phương Anh cả đoàn di chuyển tiếp đế vị trí cắm trại là Bãi Cóc .Toàn bộ bãi này ngày mình đi không có dân địa phương, nhưng có 1 số lều mang tính chất tạm bợ nên nhìn bãi không đẹp lắm, có nên hay không để những lều này tồn tại. Tuy nhiên cả đoàn cũng đã mượn được thêm hai cái nồi và lấy được ít củi đốt lửa trại.
Không khi hoang dã, kèm gió biển mát đã giúp chúng tôi thêm phần ăn uống thỏa thích, sau phần chào hỏi đơn giản, thì Sơn đề xuất mỗi mem nam phải mời mem nữ 1 ly 100%. Anh Dũng và Chị Thảo mở màn tay trong tay và môi trong ...ly uống. Mấy cái hình liên quan tới đoạn này chắc không dám Public.
tạm tấm này nhé.
Hết rượu, sạch rượu do uống cái ly lớn, riêng mình mất cái ly thạch sanh anh em nào thấy nó cho mình xin lại, xin hậu tạ trong chuyến đi sau.
Mọi người chuyền qua màn hai : Chơi trò con nít vì chán trò người lớn ngày nào cũng chơi rồi :
RỒng rắn lên mây, Nhảy quanh lửa hồng, hiếp tập thể :
Có cái trò nay không hiểu luôn :

Mình đi ngủ sớm khoảng 12h00, nằm 1 mình trong túi ngủ, trải phìa dưới tấm áo mưa đánh 1 giấc nồng.
Sáng hôm sau, theo dự định mọi người sẽ dùng tiếp phần cháo còn lại và nấu mì bỏ vào tô nhưng dự định vẫn là dự định : Chó con đã cháp hết của mọi ngưởi.
May mà nhờ tài ngoại giao của A Dũng tại Nhà Hàng nổi :
nên chúng tôi được 1 bữa sáng mì tôm hải sản tuyệt vời, đồng thời nghe anh chủ quán nói chuyện về Vĩnh Hy
Khá nhiều câu chuyện địa phương được chúng tôi thu thập từ chủ quán. Nếu có dịp nào đó các bạn muốn nghe hãy ra Vĩnh Hy là gặp ông chủ quán tốt bụng này.
Còn gì bằng khi ăn mì tôm trên nhà hàng nổi giữa thiên nhiên.
Chúng tôi tạm chia tay với Bãi Cóc, chia tay Vĩnh Hy để trở về với thực tại là phải phượt tiếp về Đồi Cát Nam Cương theo chuơng trình.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

11h 11 ngày 11 tháng 11 năm 2011

Một ngày thật đặt biệt của 1 năm, tuy nhiên ngày duy nhất thì không phải. Vì ngày nào giờ nào cũng là duy nhất vì thời gian không bao giờ quay lại. Vì vậy bạn hãy làm những gì có thể, khi bạn còn có thể làm.
Ngày mai tiếp tục đi Vĩnh Hy. Lang thang xem còn gì có thể chộp được thì chộp. 
Hẹn gặp lại mọi người vào thứ 2 .
Trần Anh 

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Tấm Cám truyện không dành cho trẻ em.

Một số báo đang viết nên thay đổi đoạn kết của truyện Tấm Cám hoặc bỏ ra khỏi sách giáo khoa của trẻ em. Tuy nhiên theo tôi truyện Tấm Cám ở đây không mang tính trả thù mà là mang tính nhân quả. Nên hiểu theo tính Nhân Quả. Gieo gì gặt đó. Từ đó rút ra bài học cho con trẻ.
Trích dẫn truyện : 

Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp, hiền hậu tên là Tấm. Vì mẹ mất sớm nên cha cô tục huyền với một người đàn bà khác. Rồi sau đó cha cô cũng qua đời nốt. Tấm đành phải ở với bà dì ghẻ. Bà này cũng có một cô con gái trạc bằng tuổi nàng tên là Cám.
Ngày ngày Tấm phải đảm đương hết mọi công việc nặng nhọc trong nhà, kể cả việc lùa trâu ra đồng ăn cỏ.
Trong lúc đó thì Cám được mẹ nuông chiều không phải làm gì, suốt ngày chỉ biết ăn uống rồi đi rong chơi.
Một hôm bà dì ghẻ gọi cả Tấm và Cám vào rồi bảo:
- Hôm nay hai đứa ra ao bắt cá bắt tép, đứa nào được nhiều thì sẽ được thưởng, còn đứa nào lười biếng sẽ bị ăn đòn đấy, nghe chưa?
Tấm nghe lời dì, ra ao mải mê bắt cá, không dám nghỉ ngơi, còn Cám thì vốn lười biếng, lại ỷ vào tình thương của mẹ, nên đuổi bướm hái hoa chán rồi lăn ra ngủ.
Đến chiều Tấm vui vẻ bảo Cám:
- Chị bắt cá đầy giỏ rồi, mình về thôi Cám!
Cám nhìn vào cái giỏ trống không của mình, lòng thầm nghĩ:
- Chẳng có con nào, thế nào mẹ cũng mắng. Ta phải tìm cách cướp cá tép của Tấm mới được.
Nghĩ vậy, Cám liền nói với Tấm:
- Chị Tấm ơi! Đầu chị đầy bùn trông xấu lắm! Chị xuống gội đầu cho sạch rồi về cũng không muộn!

Tấm nghe Cám nói thì tin lời ngay, bỏ giỏ xuống, lội ra chỗ nước trong gội đầu, không một mảy may nghi ngờ. 
Cám liền trút hết cá của Tấm vào giỏ của mình và vội vàng bỏ về trước.
Khi trở lên bờ, Tấm thấy giỏ cá của mình lăn lóc bên cạnh bờ ao thì khóc sướt mướt vì nghĩ đến trận đòn hôm nay.
Đúng lúc đó thì ông Bụt hiện ra nói với Tấm:
- Con đừng khóc nữa! Hãy xem trong giỏ còn con cá nào không? Ông sẽ tìm cách giúp cho.
Tấm ngưng khóc tìm trong giỏ và đáp:
- Thưa ông, còn sót lại một con cá bống nhỏ ạ!
Ông tiên cười vuốt râu nói:
- Vậy cũng tốt! Con hãy đem con cá bống đó về thả xuống giếng đi. Ta sẽ dạy
cho con câu này để gọi nó lên ăn cơm. Sau này nó sẽ giúp con.
Tấm nghe lời ông Bụt, ngày ngày để dành cơm đem đến rồi gọi:
- Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bà mẹ ghẻ và cô Cám nghi ngờ nên bà bảo Cám:
- Con rình xem nó làm gì mà ngày nào cũng thậm thụt ngoài giếng hoài vậy?
Cám nghe lời mẹ, theo dõi Tấm và biết được sự việc liền nói với mẹ. 
Qua hôm sau, bà mẹ sai Tấm lùa trâu đi vào núi ăn cỏ. Ở nhà, mẹ con Cám bắt chước Tấm gọi cá lên cho ăn rồi vớt lấy cá đem vào bếp làm thịt.
Chiều Tấm về gọi cá lên cho ăn, gọi mãi không thấy cá đâu, mà chỉ thấy một cục máu nổi lên, nàng sợ hãi bật khóc:
- Trời ơi! Cá bống mất rồi, hu hu...
Bụt lại hiện ra hỏi vì sao, Tấm đáp:
- Dạ thưa ông, người ta bắt mất bống của con rồi!
- Thôi, hãy về nhặt xương của nó bỏ vào lọ, đem chôn ở chân giường, sau này con sẽ cần đến nó!

Tấm nghe lời vào nhà tìm, nhưng nàng chẳng thấy mảnh xương nào cả. Chợt một con gà trống bay vào nói:
- Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta móc xương cho!
Tấm liền cho nó một nắm thóc, tức thì nó bươi trong đống tro văng ra xương cá. Nàng đem chôn đúng chỗ ông Bụt dạy.
Một thời gian sau, mọi người nô nức rủ nhau đi xem hội. Bà mẹ ngại Tấm đòi đi theo liền trộn chung đậu và gạo với nhau rồi bảo Tấm: 
- Muốn đi dự hội thì hãy nhặt hết đậu trộn trong gạo chia ra làm hai phần rồi mới được đi nghe chưa?
Tấm cầm nia gạo trộn đậu mà rơi nước mắt nhìn theo hai mẹ con Cám. Nàng chỉ biết than thở:
- Ôi! Sao ta lại khổ thế này? Hu hu...



Nghe vậy, Bụt lại hiện ra:
- Ta biết con thích đi dự hội nên đến giúp đây! Con hãy đặt nia gạo ra sân ta sẽ cho bầy chim xuống nhặt cho.
Tấm liền làm theo lời ông Bụt và gọi:
- Chim sẻ ơi! mau xuống giúp ta!
Một đàn chim từ trời cao kéo xuống nhanh nhẹn nhặt đậu và gạo giúp nàng. Trong chốc lát gạo và đậu đã được tách riêng ra hai bên gọn gàng.
Ông Bụt lại nói với Tấm:
- Bây giờ con hãy đào lọ chôn xương cá lên! Con sẽ tìm được những thứ mà con mong ước!
Tấm vội làm theo lời của Bụt, đào chiếc lọ lên và nàng thấy có nhiều thứ quý giá ở bên trong. Nàng vô cùng ngạc nhiên và vui mừng bảo:
- Ồ! Áo đẹp quá! lại có cả đôi hài nhung dễ thương này nữa!
Tấm vừa cầm áo ra khỏi lọ, thì một con ngựa bé tí cũng chui ra. Nàng thốt lên:
- Ôi! Lại có cả ngựa! Nhưng sao nó bé xíu thế nhỉ? Làm sao cháu đi được?
Tấm vừa dứt lời thì con ngựa đã biến thành một con ngựa trắng, to lớn khỏe mạnh với các bộ yên cương rất đẹp.
Tấm liền tắm rửa, thay áo quần và đi hài vào. Tất cả mọi thứ đều vừa vặn y như là của nàng. 
Sau đó Tấm lên ngựa, con thần mã lao đi vun vút, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một vũng nước, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước mà không kịp nhặt.
Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào trong đám người dự lễ. 

Lúc ấy đoàn tùy tùng đưa nhà vua cũng vừa đến. Con voi vua ngự không chịu đi qua vũng nước, nhà vua ngạc nhiên hỏi:
- Lạ nhỉ! Sao đến đây nó không chịu đi nữa? Các khanh tìm xem quanh đây có điều gì lạ không?
Quân lính sục sạo mọi ngõ ngách và tìm ra chiếc hài nhỏ dâng lên vua. Nhà vua nhìn chiếc hài nghĩ:
- Chủ nhân của chiếc hài nhỏ xíu này chắc chắn phải là một trang tuyệt sắc. 
Lập tức vua hạ lệnh rao mời tất cả đám đàn bà con gái dự hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc hài thì vua sẽ lấy làm vợ.
Lệnh vừa được truyền ra, các cô gái vô cùng nao nức. Ai cũng mong mình được thử hài trước. Dĩ nhiên mẹ con của Cám cũng chen chân vào có mặt để thử cùng các cô gái khác, nhưng chẳng có người nào mang vừa. 
Đến khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa vặn như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. 
Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung để tấn phong làm Hoàng hậu. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám. 
Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha nên xin vua về thăm nhà. 
Nhìn thấy gương mặt Tấm rạng ngời, quần áo võng lọng cao sang. Mẹ con Cám ganh tỵ vô cùng, bà ta nói với Cám:
- Mẹ sẽ tìm cách cho con thế vào ngôi hoàng hậu. Con hãy tin vào mẹ!
Bà giả vờ vui vẻ, ân cần nói với Tấm:
- Cha con lúc sinh thời rất thích ăn trầu, nhưng hôm nay mẹ mua mà chợ không có cau. Trước đây con quen trèo cau, nay con hãy trèo lên hái lấy một buồng để cúng cho cha con vui lòng.

Tấm rất thương cha nên đồng ý ngay, nàng thay áo quần leo lên cây cau. Đợi cho nàng trèo đến ngọn, bà dì ghẻ vội lấy rựa chặt gốc cây cau. 
Tấm thấy cây rung chuyển quá thì hốt hoảng hỏi vọng xuống:
- Dì làm gì dưới gốc cây thế?
- Gốc cây lắm kiến, dì đuổi chúng đi ấy mà! Để cho nó khỏi lên đốt con.
Tấm chưa kịp hái lấy buồng cau thì cây đã đổ, ngã lộn cổ xuống ao chết ngay. Mụ dì ghẻ liền lấy áo quần của Tấm cho Cám mặc rồi đưa vào cung, nói dối với Vua là Tấm bị chết đuối, đưa em vào thế chị. 
Vua nghe nói trong bụng không vui, song vì thương Tấm nên đành phải cho Cám vào cung. 
Một hôm, Cám đang phơi áo nhà vua thì có con chim Vàng Anh bay đến hót:
- Phơi áo chồng tao, phơi lao, phơi sào. Chớ phơi hàng rào rách áo chồng tao.
Nhà vua đang nhớ Tấm, vừa đi đến thì nghe tiếng chim hót liền bảo:
- Vàng Ảnh Vàng Anh! Có phải vợ anh! Chui vào tay áo!
Lạ lùng thay, chim lập tức bay vào tay áo nhà vua. Từ đó nhà vua mê mãi chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám. 
Cám tức lắm về nhà méc với mẹ, bà mẹ xúi Cám tìm bắt và giết chim, ném lông ra sau vườn. Chỗ ấy liền mọc lên một cây xoan, mỗi khi nhà vua đi đến, cây xoan cúi mình xuống xòe tàn che bóng cho vua. Cám căm tức liền sai quân đốn cây xoan ấy làm khung cửi rồi đốt đi, rắc tro ra ngoài thành. Chỗ ấy lại mọc lên một cây thị, đến mùa chỉ đậu có một quả. 
Hôm nọ có bà lão bán hàng nước ở gần đó đi ngang qua, thấy quả thị thơm quá, liền giơ bị ra và nói lẩm bẩm:
- Thị ơi thị hỡi, rụng vô bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn... 
Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà nâng niu đem về nhà, cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm. 
Một hôm bà lão đi bán về, ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh tượng trong nhà:
- Lạ nhỉ! Ai lại nấu cơm dọn sẵn cho mình thế này? Nhà cửa lại quét dọn ngăn nắp sạch sẽ nữa... Lạ quá!

Từ đó ngày nào về bà cũng thấy như vậy. Lòng vô cùng thắc mắc, bà nghĩ:
- Mình phải theo dõi xem ai lại giúp mình như thế! Chắc chắn thế nào cũng sẽ tìm ra...
Hôm sau bà giả vờ đi bán rồi đáo trở về nhà, ngồi núp ở cửa. Bà thấy chỗ chiếc hũ đựng trái thị có một cô gái bé nhỏ chui ra, trong chớp mắt cô bé ấy hóa lớn thành ra cô Tấm. Cô đi dọn dẹp và nấu cơm. Bà lão không thể chờ hơn được nữa, tông cửa chạy vào ôm choàng lấy cô:
- Bà giữ được con rồi! Không được đi đâu nữa đấy!
Rồi bà vội tìm trái thị xé vụn ra, không cho Tấm ẩn vào nữa:
- Con hãy cứ ở đây với ta, và hãy xem ta như mẹ của con vậy! Một mình mẹ ở đây buồn lắm, đừng từ chối mẹ nhé! 
Từ đó hai mẹ con sống với nhau rất là đầm ấm. Ngày ngày Tấm lo việc nhà và têm trầu cho bà đi bán.
Nhà vua vì buồn quá nên thường ra ngoài cung đi dạo. Một hôm khi đi ngang qua hàng nước của bà, nhà vua dừng lại nói với đoàn tùy tùng:
- Ta vào đây uống chén chè xanh cho mát đã!
Khi dâng nước xong, bà lão vội đem trầu dâng vua. Nhà vua ngạc nhiên nhìn miếng trầu têm hình cánh phượng, giống hệt như Tấm ngày xưa, nên vội hỏi:
- Trầu này ai têm mà khéo thế?
Bà lão liền thưa:
- Muôn tâu hoàng thượng, trầu này do con gái của già têm.
- Bà mau gọi con gái ra đây cho ta gặp gấp! Chỉ có vợ ta mới têm trầu khéo như thế này thôi...! 
Bà lão liền quay về dẫn cô gái đến, nhà vua ngẩn ngơ kêu lên:
- Chính là nàng Tấm vợ ta đây mà! Có phải thế không? Sao lâu nay nàng bỏ ta mà đi, không một lần trở về?
Tấm cúi đầu không đáp. Nghe bà lão kể lại đầu đuôi câu chuyện, nhà vua vui mừng ôm Tấm và đưa nàng trở về cung.

Thấy Tấm trở về xinh đẹp hơn xưa, Cám sợ hãi vội lân la làm hòa với Tấm. Cô ta hỏi:
- Chị Tấm ơi! Sao da chị trắng thế? Chị có cách gì chỉ cho em với!
Tấm mỉm cười độ lượng, nàng nói giỡn với Cám:
- À nhờ chị tắm bằng nước sôi đấy!
Ngờ đâu Cám tưởng thật liền đun một chảo nước sôi để tắm. Thế là hết đời của một kẻ gian manh.
Ở trong cung, Cám bị rất nhiều người oán ghét vì thói kênh kiệu của cô ta, nên họ bàn nhau đem xác Cám làm mắm rồi bỏ vào chĩnh gửi về biếu bà mẹ độc ác, bảo rằng đây là quà của Cám gửi tặng. Bà mẹ tưởng thật, ngày nào cũng đem mắm ra ăn rồi khen:
- Thiệt là ngon, con mình làm mắm khéo quá!
Một con quạ nghe mùi người chết từ đâu bay đến nóc nhà kêu rằng:
- Ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng!
Mụ ta giận dữ, đuổi quạ đi, nhưng khi nhìn vào chỉnh thấy đầu con mình thì lăn đùng ra chết, thật đáng đời một kẻ gian tham và ác độc...
(Sưu Tầm )