Chuẩn bị cho việc đi Tuy Hòa, ngồi nhà cả buổi sáng không cà phê cà pháo gì hết. 12h ra sân bay đón người anh họ của Vợ Như. Dự kiến ra Tuy Hòa gặp chỗ Hải bàn một số công việc cần làm tiếp cho các dự án CNTT sẽ nhận.
Mấy hôm nghiên cứu làm Nhà hàng vui thật.
Lâu nay tôi vẫn coi Blog là một gì đó phù phiếm và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên sau khi đọc xong : Thế Giới Phẳng tôi mới thấy rằng viết Blog cũng là một cách làm phẳng thế giới.
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
Cover The Show
Nghỉ lễ chẳng đi đâu nghe cố bé Trinh Xù hát The show cực hay.
Đã tập thức đêm được 1 tháng mà chưa viết chữ nào cho luận văn tốt nghiệp cả chán thật.
Vậy còn làm thêm cái Nhà Hàng Bến Phố nên việc nhiều thật. Kinh. Quá.
Đã tập thức đêm được 1 tháng mà chưa viết chữ nào cho luận văn tốt nghiệp cả chán thật.
Vậy còn làm thêm cái Nhà Hàng Bến Phố nên việc nhiều thật. Kinh. Quá.
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Canon in D bản nhạc hay.
(Tôi nghĩ, không bản nhạc nào là hay nhất vì mỗi bản nhạc đều có cái hay riêng; cũng như không có con người nào là hay nhất cả vì mỗi con người đều có cái hay riêng. Bài viết không phải của Huy Quang và do các em kỹ thuật của Công ty đưa lên).
Canon cung Rê trưởng (tên gốc Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso Continuo) nghĩa là Bản luân khúc cung Rê trưởng cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh số; còn được biết đến trong tiếng Việt qua các tên Canon hay Canon in D) là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel. Nó được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn.
Canon in D: Dòng suối mát cho tâm hồn
"Canon" đem lại cho bạn cảm giác thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.
Bản nhạc: CANON IN D MAJOR (CANON)
Sáng tác: Johann Pachelbel (Đức)
Rock Violin Canon In D
Tiếp 1 phiên bản khác của Canon In D
Nhạc cổ điển - chỉ nhắc đến thôi là nhiều người đã tỏ ra “nản chí” bởi cho rằng đó là cái gì đó thật cao siêu và xa xôi vời vợi. Quan điểm ấy không hẳn đúng đắn! Để lấy dẫn chứng, tôi muốn được chia sẻ với các bạn một bản nhạc cực kỳ dễ nghe, cực kỳ quen thuộc mà chắc hẳn, nhiều bạn đã tình cờ nghe thấy nhiều lần, thậm chí thấy thích thú mà chưa biết tên…
Bản nhạc này xuất hiện trong đám cưới, trong phim (nhất là phim tình cảm Hàn Quốc), rồi trong hầu hết các tuyển tập dành cho những người mới đến với nhạc cổ điển... Đó là bản "Canon in D Major” của nhà soạn nhạc người Đức - Johann Pachelbel, được biết đến ở Việt Nam với tên gọi ngắn gọn và quen thuộc hơn là “Canon in D” hay “Canon”.
"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…vv… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.
“Canon” luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.
"Canon" của Pachelbel đáp ứng đầy đủ những yếu tố mà một bản Canon cần phải có. Giai điệu chính của bản nhạc được lặp đi lặp lại (tổng cộng trong bản nhạc khoảng 30 lần). Nhưng khi Giới thiệu “Canon”, tôi còn muốn nói đến tính phổ biến của bản nhạc này trong âm nhạc đại chúng nữa.
“Canon” có lẽ là bản nhạc được chơi lại theo các phong cách khác nhau nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các nhạc sĩ có thể viết lại cho những thể loại nhạc cụ khác nhau, hoặc có thể dùng một phần giai điệu kết hợp vào trong tác phẩm của mình. Và thành công thu được cũng rất đáng khích lệ.
Các bạn trẻ thì hẳn sẽ bất ngờ khi chịu khó nghe lại một lần nữa “Graduation (Friends forever)” của Vitamin C, rồi ca khúc “Go West” thường vang lên trên những sân vận động bóng đá cũng đã dùng giai điệu của “Canon” làm chất xúc tác chính. Thế rồi trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (“My sassy girl”) của Hàn Quốc, chúng ta cũng được đắm chìm vào giai điệu “Canon” trong vài trường đoạn rất lãng mạn và tình cảm, còn giai điệu “Canon” qua sự trình bày của George Winston cũng khiến cho nhiều bạn trẻ Việt Nam mê mệt.
Liệt kê ra những bản hoà âm lại của “Canon” thì không biết cần phải mất bao nhiêu thời gian! Vì vậy, tốt nhất là nên nhường chỗ cho âm nhạc, bởi nói gì thêm cũng không thể đầy đủ. Khi ngôn từ trở nên bất lực, thì đó là lúc âm nhạc lên tiếng. Một bản nhạc cổ điển tuyệt vời, dễ nghe cho mọi lứa tuổi, qua nhiều cách thể hiện khác nhau hẳn cũng là một điều thú vị đáng tìm hiểu, phải không bạn?
Trần Anh Sưu Tầm
Canon cung Rê trưởng (tên gốc Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso Continuo) nghĩa là Bản luân khúc cung Rê trưởng cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh số; còn được biết đến trong tiếng Việt qua các tên Canon hay Canon in D) là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel. Nó được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn.
Canon in D: Dòng suối mát cho tâm hồn
"Canon" đem lại cho bạn cảm giác thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.
Bản nhạc: CANON IN D MAJOR (CANON)
Sáng tác: Johann Pachelbel (Đức)
Rock Violin Canon In D
Tiếp 1 phiên bản khác của Canon In D
Nhạc cổ điển - chỉ nhắc đến thôi là nhiều người đã tỏ ra “nản chí” bởi cho rằng đó là cái gì đó thật cao siêu và xa xôi vời vợi. Quan điểm ấy không hẳn đúng đắn! Để lấy dẫn chứng, tôi muốn được chia sẻ với các bạn một bản nhạc cực kỳ dễ nghe, cực kỳ quen thuộc mà chắc hẳn, nhiều bạn đã tình cờ nghe thấy nhiều lần, thậm chí thấy thích thú mà chưa biết tên…
Bản nhạc này xuất hiện trong đám cưới, trong phim (nhất là phim tình cảm Hàn Quốc), rồi trong hầu hết các tuyển tập dành cho những người mới đến với nhạc cổ điển... Đó là bản "Canon in D Major” của nhà soạn nhạc người Đức - Johann Pachelbel, được biết đến ở Việt Nam với tên gọi ngắn gọn và quen thuộc hơn là “Canon in D” hay “Canon”.
"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…vv… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.
“Canon” luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.
"Canon" của Pachelbel đáp ứng đầy đủ những yếu tố mà một bản Canon cần phải có. Giai điệu chính của bản nhạc được lặp đi lặp lại (tổng cộng trong bản nhạc khoảng 30 lần). Nhưng khi Giới thiệu “Canon”, tôi còn muốn nói đến tính phổ biến của bản nhạc này trong âm nhạc đại chúng nữa.
“Canon” có lẽ là bản nhạc được chơi lại theo các phong cách khác nhau nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các nhạc sĩ có thể viết lại cho những thể loại nhạc cụ khác nhau, hoặc có thể dùng một phần giai điệu kết hợp vào trong tác phẩm của mình. Và thành công thu được cũng rất đáng khích lệ.
Các bạn trẻ thì hẳn sẽ bất ngờ khi chịu khó nghe lại một lần nữa “Graduation (Friends forever)” của Vitamin C, rồi ca khúc “Go West” thường vang lên trên những sân vận động bóng đá cũng đã dùng giai điệu của “Canon” làm chất xúc tác chính. Thế rồi trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (“My sassy girl”) của Hàn Quốc, chúng ta cũng được đắm chìm vào giai điệu “Canon” trong vài trường đoạn rất lãng mạn và tình cảm, còn giai điệu “Canon” qua sự trình bày của George Winston cũng khiến cho nhiều bạn trẻ Việt Nam mê mệt.
Liệt kê ra những bản hoà âm lại của “Canon” thì không biết cần phải mất bao nhiêu thời gian! Vì vậy, tốt nhất là nên nhường chỗ cho âm nhạc, bởi nói gì thêm cũng không thể đầy đủ. Khi ngôn từ trở nên bất lực, thì đó là lúc âm nhạc lên tiếng. Một bản nhạc cổ điển tuyệt vời, dễ nghe cho mọi lứa tuổi, qua nhiều cách thể hiện khác nhau hẳn cũng là một điều thú vị đáng tìm hiểu, phải không bạn?
Trần Anh Sưu Tầm
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Tình 'thích' chứ không phải tình yêu
Có một người bạn đã hỏi anh trên đời có tình yêu, vậy có "tình thích" không? Và anh nghĩ những gì em mong muốn chỉ là thứ "tình thích" đấy mà thôi...
Vậy là đã nửa năm rồi, nửa năm anh sống không có em bên cạnh. Không, phải nói là đã nửa năm anh sống mà không có hình bóng em làm chỗ dựa. Anh đã buồn, đã đau khổ, đã tuyệt vọng, đã muốn làm cái điều mà người ta nói là ngu ngốc và đã cố để đứng lên. Sau nửa năm, anh nhận ra rằng: Anh thực sự vẫn rất yêu em.
3 năm trước, chúng ta tình cờ học chung lớp với nhau, anh thường hay giao tiếp với em qua những lời trêu tức nhưng trong thâm tâm, anh đã để ý đến cô lớp trưởng ấy từ những ngày đầu tiên bước chân vào lớp mới, trường mới, giữa rất nhiều bạn mới.... Và, có lẽ ông trời cũng ưu ái cho anh khi chính em đã là người đầu tiên thổ lộ tình cảm của mình rằng em cũng yêu anh. Cái ngày đấy, anh còn nhớ như in, đó chính là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời anh.
3 năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng cũng không phải quá ngắn. Trong 3 năm ấy, lần đầu tiên anh đã hiểu được thế nào là tình yêu, thế nào là cái cảm giác được quan tâm cho một người, thế nào là cảm giác nhớ nhung, mong ngóng một ai. Nhưng dường như, trong 3 năm ấy, anh lờ mờ nhận ra tình yêu em giành cho anh thực sự không sâu đậm như em vẫn thường nói...
Em hay thể hiện tình yêu của mình bằng những lời nói khiến anh vui hơn là những hành động để anh nhớ mãi. Anh đã lầm tưởng phải chăng đó là tình yêu của con gái các em, thích thể hiện bằng lời nói và luôn khiến người yêu mình vui hơn là tìm cách để lại ấn tượng trong lòng họ dù bằng những lời mắng nhiếc và nhắc nhở có ích? Anh đã cố thuyết phục mình rằng anh đã sai, em luôn nói yêu anh và con người em chỉ ra rằng em không lừa dối anh...
Nhưng cái ngày đau khổ ấy đã đến, cái ngày em đã buông tay anh ra với lời giải thích mình chịu quá nhiều áp lực khi yêu anh, em nói anh mắng mỏ và nhắc nhở em nhiều hơn và em mong muốn một tình yêu có hoa hồng, những buổi tâm sự và được tặng những món quà bất ngờ và lãng mạn...
Có một người bạn đã hỏi anh trên đời có tình yêu, vậy có "tình thích" không? Và anh nghĩ những gì em mong muốn chỉ là thứ "tình thích" đấy mà thôi. Khi người ta thích một ai đó, họ sẽ cố gắng làm cho người đấy vui và luôn muốn ôm chặt người ấy trong vòng tay mình. Nhưng anh nghĩ tình tình yêu thì khác đấy, tình yêu là luôn nghĩ về nửa kia, muốn người ấy tốt hơn lên và sẵn sàng trách móc nặng lời với những lỗi lầm của họ. Có thể anh nghĩ sai, cũng có thể điều đó không hợp với em, nhưng đối với anh, tình yêu là như vậy. Trước em, anh đã từng thích những cô gái khác, đã từng đối xử với họ như cách em mong muốn nhưng những "mối tình" ấy không bao giờ kéo dài quá 3 tháng...
Nhưng nói gì đi nữa, thì giờ ta đã buông tay nhau ra rồi. Buông tay nhau ra nghĩa là từ nay anh không thể ôm em trong vòng tay anh được nữa. Buông tay nhau ra nghĩa là em không còn là của riêng anh nữa. Buông tay nhau ra nghĩa là anh không còn được nhìn em cười, nghe em nói chuyện và thỉnh thoảng được em nấu ăn cho nữa, buông tay nhau ra nghĩa là mỗi khi anh có chuyện buồn, em không còn lắng nghe, không chia sẻ cùng anh như trước nữa.... Liệu, em có còn quan tâm đến anh nghĩ gì như trước kia nữa không?
Người ta vẫn thường nói: Yêu là hận. Khi người ta không được yêu sẽ dẫn đến hận thù. Nếu yêu như thế thì thật đau khổ. Anh không muốn trái tim mình bị lấp đầy bởi khổ đau và dằn vặt. Hãy coi như đó là một sự vấp ngã của anh khi đã đặt tình yêu vào nơi không giành cho mình. Anh sẽ không trách em nữa vì bây giờ anh đã hiểu, con gái yêu bằng tình cảm, và tình cảm là thứ dễ thay đổi nhất trên đời...
(ST)
Vậy là đã nửa năm rồi, nửa năm anh sống không có em bên cạnh. Không, phải nói là đã nửa năm anh sống mà không có hình bóng em làm chỗ dựa. Anh đã buồn, đã đau khổ, đã tuyệt vọng, đã muốn làm cái điều mà người ta nói là ngu ngốc và đã cố để đứng lên. Sau nửa năm, anh nhận ra rằng: Anh thực sự vẫn rất yêu em.
3 năm trước, chúng ta tình cờ học chung lớp với nhau, anh thường hay giao tiếp với em qua những lời trêu tức nhưng trong thâm tâm, anh đã để ý đến cô lớp trưởng ấy từ những ngày đầu tiên bước chân vào lớp mới, trường mới, giữa rất nhiều bạn mới.... Và, có lẽ ông trời cũng ưu ái cho anh khi chính em đã là người đầu tiên thổ lộ tình cảm của mình rằng em cũng yêu anh. Cái ngày đấy, anh còn nhớ như in, đó chính là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời anh.
3 năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng cũng không phải quá ngắn. Trong 3 năm ấy, lần đầu tiên anh đã hiểu được thế nào là tình yêu, thế nào là cái cảm giác được quan tâm cho một người, thế nào là cảm giác nhớ nhung, mong ngóng một ai. Nhưng dường như, trong 3 năm ấy, anh lờ mờ nhận ra tình yêu em giành cho anh thực sự không sâu đậm như em vẫn thường nói...
Em hay thể hiện tình yêu của mình bằng những lời nói khiến anh vui hơn là những hành động để anh nhớ mãi. Anh đã lầm tưởng phải chăng đó là tình yêu của con gái các em, thích thể hiện bằng lời nói và luôn khiến người yêu mình vui hơn là tìm cách để lại ấn tượng trong lòng họ dù bằng những lời mắng nhiếc và nhắc nhở có ích? Anh đã cố thuyết phục mình rằng anh đã sai, em luôn nói yêu anh và con người em chỉ ra rằng em không lừa dối anh...
Nhưng cái ngày đau khổ ấy đã đến, cái ngày em đã buông tay anh ra với lời giải thích mình chịu quá nhiều áp lực khi yêu anh, em nói anh mắng mỏ và nhắc nhở em nhiều hơn và em mong muốn một tình yêu có hoa hồng, những buổi tâm sự và được tặng những món quà bất ngờ và lãng mạn...
Có một người bạn đã hỏi anh trên đời có tình yêu, vậy có "tình thích" không? Và anh nghĩ những gì em mong muốn chỉ là thứ "tình thích" đấy mà thôi. Khi người ta thích một ai đó, họ sẽ cố gắng làm cho người đấy vui và luôn muốn ôm chặt người ấy trong vòng tay mình. Nhưng anh nghĩ tình tình yêu thì khác đấy, tình yêu là luôn nghĩ về nửa kia, muốn người ấy tốt hơn lên và sẵn sàng trách móc nặng lời với những lỗi lầm của họ. Có thể anh nghĩ sai, cũng có thể điều đó không hợp với em, nhưng đối với anh, tình yêu là như vậy. Trước em, anh đã từng thích những cô gái khác, đã từng đối xử với họ như cách em mong muốn nhưng những "mối tình" ấy không bao giờ kéo dài quá 3 tháng...
Nhưng nói gì đi nữa, thì giờ ta đã buông tay nhau ra rồi. Buông tay nhau ra nghĩa là từ nay anh không thể ôm em trong vòng tay anh được nữa. Buông tay nhau ra nghĩa là em không còn là của riêng anh nữa. Buông tay nhau ra nghĩa là anh không còn được nhìn em cười, nghe em nói chuyện và thỉnh thoảng được em nấu ăn cho nữa, buông tay nhau ra nghĩa là mỗi khi anh có chuyện buồn, em không còn lắng nghe, không chia sẻ cùng anh như trước nữa.... Liệu, em có còn quan tâm đến anh nghĩ gì như trước kia nữa không?
Người ta vẫn thường nói: Yêu là hận. Khi người ta không được yêu sẽ dẫn đến hận thù. Nếu yêu như thế thì thật đau khổ. Anh không muốn trái tim mình bị lấp đầy bởi khổ đau và dằn vặt. Hãy coi như đó là một sự vấp ngã của anh khi đã đặt tình yêu vào nơi không giành cho mình. Anh sẽ không trách em nữa vì bây giờ anh đã hiểu, con gái yêu bằng tình cảm, và tình cảm là thứ dễ thay đổi nhất trên đời...
(ST)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)